Bí quyết thành công: Tránh xa những sai lầm khi dùng vi sinh trong ao nuôi!

Trong nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng vi sinh đã trở thành một phương pháp an toàn, hiệu quả và bền vững, giúp cải thiện môi trường nước, phòng bệnh và thúc đẩy sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro, bà con cần lưu ý một số điều cần tránh khi sử dụng vi sinh trong ao nuôi.

Vi sinh là gì?

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ thường chỉ có thể quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm nhiều nhóm như vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật, trong đó có cả những loài có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác và môi trường.

Men vi sinh hay còn được gọi là chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh vật, hay  probiotic. Men vi sinh cho tôm là một tập hợp bao gồm những lợi khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng, cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua sự cân bằng vi khuẩn trong vật chủ và môi trường xung quanh.

Vi sinh vật là gì?
Vi sinh giúp cải thiện môi trường nuôi, cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật trên tôm.

 

Cơ chế hoạt động của vi sinh

Khi các vi sinh vào trong nước chúng có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo thành CO2 và nước. Đồng thời các nhóm vi sinh vật cũng chuyển hóa các chất khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4, NO3…

Công dụng của vi sinh với ao nuôi

– Xử lý chất độc: Vi sinh khi được sử dụng trong ao nuôi giúp thúc đẩy các quá trình phân hủy và chuyển hóa, giảm sự tích tụ các chất hữu cơ dưới đáy ao từ đó hạn chế sinh ra các khí độc như NH3, NO2, H2S

– Phân hủy chất hữu cơ: Thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… được gọi chung là chất hữu cơ tồn tại trong nước ao tôm. Khi sử dụng vi sinh, enzyme do vi sinh vật tiết ra giúp phân cắt các chất hữu cơ như carbohydrate, đạm và chất béo thành những đơn vị nhỏ hơn cho vi sinh vật phân hủy, giúp làm sạch nước, tạo chất lượng nước thích hợp cho tôm tăng trưởng.

– Ức chế vi sinh vật có hại:  Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ dần ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn.

– Ổn định đường ruột tôm: Một số chủng vi sinh vật được nghiên cứu về sự tồn tại của chúng trong hệ đường ruột tôm, giúp ổn định hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn và hạn chế được các bệnh đường ruột trên tôm như: Phân trắng, phân lỏng, đường ruột gấp khúc…

– Kích thích tảo có lợi phát triển: Một số nghiên cứu và ứng dụng đã chứng minh rằng “Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm” sẽ giúp kích thích sự phát triển của một số loại tảo có lợi như tảo khuê, tảo lục,… và hạn chế được sự phát triển của tảo có hại như: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm.

Những điều cần tránh khi sử dụng vi sinh cho ao nuôi

7 bí quyết để nuôi tôm bắt đầu vào mùa mưa hiệu quả - Việt Úc - Vì Người  Việt Nâng Tầm Tôm Việt
Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống.

1. Không sử dụng vi sinh sai loại hoặc quá hạn

Mỗi loại vi sinh có chức năng riêng biệt, phù hợp với các điều kiện môi trường khác nhau. Việc chọn sai loại vi sinh hoặc sử dụng vi sinh đã hết hạn sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí gây phản tác dụng.

2. Tránh pha trộn vi sinh với các loại hóa chất hoặc kháng sinh

Sử dụng chung vi sinh với các loại hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị bệnh không đúng quy trình có thể làm giảm hoạt lực của vi sinh, hoặc làm tiêu diệt lợi khuẩn, gây rối loạn hệ vi sinh trong ao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm.

3. Không bỏ qua bước chuẩn bị môi trường trước khi bổ sung vi sinh

Trước khi sử dụng vi sinh, cần xử lý nguồn nước, duy trì lượng oxy phù hợp và kiểm soát các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm để vi sinh phát triển tốt. Không chuẩn bị kỹ có thể làm giảm hiệu quả của vi sinh.

4. Không sử dụng quá lượng vi sinh khuyến cáo

Dù vi sinh rất có lợi, nhưng việc dùng quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt. Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn giúp vi sinh phát huy tối đa tác dụng, tránh gây mất cân bằng sinh thái trong ao.

5. Không duy trì đánh giá, theo dõi môi trường liên tục

Vi sinh cần được bổ sung định kỳ, kết hợp theo dõi các chỉ tiêu môi trường như pH, tốc độ phân hủy, chất lượng nước để điều chỉnh phù hợp. Không theo dõi dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng, gây bệnh hoặc chất lượng nước xuống cấp.


Kết luận

Vi sinh là Giải pháp an toàn, giúp nâng cao chất lượng môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm, nhưng để đạt hiệu quả tối đa, bà con cần tránh những sai lầm phổ biến trên. Hãy luôn cập nhật kỹ thuật, tuân thủ hướng dẫn và duy trì việc kiểm tra môi trường thường xuyên để mang lại vụ mùa nuôi tôm bội thu, bền vững và an toàn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *